Lịch sử hoạt động Mikoyan-Gurevich MiG-23

Những sử gia hàng không của Phương Tây và Nga thường bất đồng về hồ sơ chiến đấu của MiG-23, một phần vì sự thiên vị vì lợi ích của ngành công nghiệp máy bay của mỗi quốc gia. Họ thông thường cũng chấp nhận những tuyên bố đi cùng với những tầm nhìn chính trị tương ứng của họ, thông thường nhiều báo cáo trái ngược, mẫu thuẫn được viết ra và được cấp nhận bởi những sử gia của từng quốc gia. Có các bằng chứng bằng hình ảnh đã được xuất bản chứng minh MiG-23 có cả những thất bại và chiến thắng trong không chiến.

MiG-23

Chiếc MiG-23 đầu tiên được nhìn thấy trong không chiến là một phiên bản xuất khẩu với nhiều hạn chế. MiG-23MS thiếu những hệ thống cơ bản như radar cảnh báo. Ngoài ra, khi so sánh với MiG-21, loại máy bay này có máy móc phức tạp và đắt hơn. Những phiên bản xuất khẩu đầu cũng thiếu nhiều "kiểu dự đoán chiến tranh" trong những radar của mình, khiến máy bay dễ bị tổn thương khi phòng chống với hệ thống đối phó điện tử (ECM), mà Israel lại đặc biệt thành thạo. Israel tuyên bố trong giai đoạn 1982-1985, không máy bay nào của Israel bị mất do bị bắn hạ từ máy bay đối phương, chỉ có 5 chiếc bị tên lửa SAM của Syria bắn hạ. Những báo cáo của Israel (phần lớn do các sử gia phương Tây xác nhận) nói rằng trong thời kỳ khốc liệt của cuộc chiến từ 6 tháng 6 đến 11 năm 1982 trong cuộc chiến Liban, 85 máy bay của Syria đã bị bắn hạ trong không chiến[cần dẫn nguồn]. Ít nhất 30 chiếc là MiG-23[cần dẫn nguồn], nhưng chủ yếu là phiên bản cường kích MiG-23BN, phiên bản này không được thiết kế cho không chiến. Những báo cáo này tất nhiên có cả tuyên truyền của Israel, chúng không được Syria cũng như Liên Xô và các sử gia ngoài phương Tây công nhận.

Israel cũng tuyên bố những chiếc F-15 của họ đã bắn hạ 2 chiếc MiG-23ML vào năm 1985[cần dẫn nguồn].

Theo các sử gia Liên Xô/Nga, ngày 11 tháng 6 năm 1982, 2 phi công lái 2 chiếc MiG-23MS tên là Heyrat và Zabi đã bắn hạ 1 chiếc phản lực F-4 của Israel bằng 2 tên lửa AA-2 'Atolls'..[2]

Theo những nguồn tin của Liên Xô/Nga, thì người Syrian chỉ mất 6 chiếc MiG-23MF và 4 phiên bản xuất khẩu MiG-23MS trong suốt cuộc chiến tháng 6 tại Thung lũng Bekaa, và 14 chiếc MiG-23 thuộc phiên bản tấn công mặt đất MiG-23BN cũng bị mất. Cũng trong thời gian đó thì những chiếc MiG-23 của Syria đã hạ ít nhất là 5 chiếc F-16, 2 chiếc F-4E và 1 chiếc BQM-34 trinh sát không người lái.[2]

Vào ngày 7 tháng 6-1982, 3 chiếc MiG-23MF (phi công lái là Hallyak, Said, và Merza) tấn công một nhóm F-16. Đại úy Merza đã phát hiện ra những chiếc F-16 ở khoảng cách 25 km và đã bắn rơi 2 chiếc F-16 với tên lửa R-23 (AA-7 'Apex') (một chiếc ở cách 9 km, chiếc còn lại trong khoảng 8 km) trước khi Merza bị bắn hạ. Ngày 8 tháng 6-1982, 2 chiếc MiG-23MF khác lại gặp một nhóm F-16. MiG-23 đã phát hiện ra 1 chiếc F-16 từ 21 km và bắn hạ nó bằng tên lửa R-23 từ khoảng cách 7 km. Và phi công Syrian lại bị bắn hạ bằng tên lửa AIM-9 Sidewinder từ chiếc F-16 khác. Ngày 9 tháng 6-1982, 2 chiếc MiG-23 phi công lái là Dib và Said, tấn công một nhóm F-16. Dib đã bắn hạ một chiếc F-16 từ xa 6 km bằng tên lửa R-23, nhưng sau đó cũng bị bắn hạ bằng tên lửa Sidewinder.

MiG-23 trưng bày tại Israel

Những nguồn tin từ Liên Xô/Nga cho biết 3 chiếc F-15 và 1 chiếc F-4 bị bắn hạ trong tháng 10-1983 bằng những chiếc MiG-23ML mới và không chiếc MiG-23 nào bị bắn hạ..[2] Nhưng những học giả phương Tây phủ nhận tin này và cho rằng đã có 2 chiếc MiG-23ML bị F-15 của Israeli bắn hạ.

MiG-23 cũng có mặt trong chiến tranh Iran-Iraq, nhưng kết quả không chiến khó xác định.

Vài chiếc MiG-23ML của CubaMirage F1 của Nam Phi đã chạm trán trong nội chiến Angola, một chiếc F1 đã bị bắn hạ bởi tên lửa R-60 (NATO: AA-8 'Aphid') từ một chiếc MiG-23ML của Cuba.

Những chiếc MiG-23MLD của Liên Xô và F-16 của Pakistan đã xung đột một vài lần trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, 1 chiếc F-16 đã bị hạ năm 1987 bởi MiG-23MLD. Nhưng Pakistan lại nhất quyết cho rằng chiếc F-16 bị bắn hạ bởi chính những chiếc F-16 cùng phi đội. Một năm sau, MiG-23MLD của Liên Xô dùng tên lửa R-24 (NATO: AA-7 'Apex') đã hạ 2 chiếc AH-1J Cobra của Iran khi xâm nhập vào không phận của Afghan. Vào ngày 21 tháng 6-1978, một chiếc MiG-23M của Lực lượng phòng không Xô viết do đại úy phi công V. Shkinder điều khiển đã bắn hạ 2 chiếc trực thăng CH-47 Chinook của Iran xâm phạm vào không phận Liên Xô, 1 chiếc bị hạ bởi 2 tên lửa R-60 và chiếc khác bị pháo trên máy bay bắn hạ.

2 chiếc MiG-23MS của Libya đã bị bắn hạ bởi những chiếc F-14 trong sự kiện Vịnh Sidra năm 1989. Trong suốt chiến tranh vùng vịnh, những chiếc F-15 của không quân Mỹ đã hạ 8 chiếc MiG-23 của Iraq. Một số nguồn của Nga công bố một chiếc F-16 của Mỹ đã bị bắn hạ bởi một chiếc MiG-23 của Iraq trong chiến tranh.

Phục vụ Liên Xô và Khối Warszawa

MiG-23MF trưng bày tại bảo tàng Kbely, Praha, Cộng hòa Séc.

Vì hai khe hút khí lớn ở bên cạnh thân máy bay đã khiến máy bay có biệt danh "Cheburashka" bởi một số phi công Liên Xô sau khi một nhân vật hoạt hình hư cấu của Nga được vẽ với hai cái tai to. Biệt danh này sau này đã được dùng cho Antonov An-72/74, mặc dù ngày nay tên gọi này cũng được dùng cho một số loại máy bay khác có hình dáng bên ngoài tương tự nhân vật hoạt hình Cheburashka, bao gồm cả A-10 Thunderbolt II của USAF.

Loại máy bay này không được sử dụng số lượng lớn trong các lực lượng không quân thuộc khối Warszawa như hình dung trước đó. Khi những chiếc MiG-23 được triển khai lần đầu, chúng được coi là một kiểu điển hình máy bay của lực lượng không quân Đông Âu. Tuy nhiên, nhanh chóng sau đó những bất lợi trở nên hiển nhiên và MiG-23 đã không thay thế MiG-21 như dự định ban đầu. MiG-23 có một số khiếm khuyết, hạn chế khả năng hoạt động và chi phí vận hành theo giờ cao hơn so với MiG-21. Không quân khối Đông Âu sử dụng những chiếc MiG-23 để thay thế những chiếc MiG-17MiG-19.

Năm 1990, khoảng 1500 chiếc MiG-23 thuộc nhiều phiên bản đang phục vụ trong Không quân Xô Viết VVS và Quân chủng phòng không Xô Viết PVO. Với sự tan rã của Liên Xô, Không quân Nga bắt đầu cắt giảm số lượng máy bay chiến đấu của mình, và những chiếc MiG-23 và MiG-27 đã bị cắt giảm khỏi biên chế và đưa vào các nhà kho lưu trữ. Và phiên bản cuối cùng của MiG-23 còn phục vụ cho đến năm 1998 là MiG-23P.

Khi Đông và Tây Đức hợp nhất, không một chiếc MiG-23 nào được sử dụng trong Luftwaffe (Không quân Đức), nhưng 12 chiếc MiG-23 từ Đông Đức đã được chuyển cho phía Mỹ. Khi Tiệp Khắc tách thành Cộng hòa SécSlovakia, Séc đã được quyền sử dụng toàn bộ số MiG-23 của Tiệp Khắc, nhưng chúng cũng về hưu vào năm 1998. Hungary cho những chiếc MiG-23 của mình về hưu năm 1996, Ba Lan năm 1999, Romania năm 2000 và Bulgaria năm 2004. Nhiều chiếc MiG-23 của Liby và Cuba cũng không bay trong những năm gần đây. Và một số chiếc MiG-23 đã được dùng làm vật trưng bày.

MiG-23 là máy bay gây chiến được Không quân Xô viết sử dụng huấn luyện không chiến từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980. Nó chứng tỏ là một đối thủ gây khó khăn cho những phiên bản MiG-29 đời đầu do những phi công thiếu kinh nghiệm điều khiển. Những bài tập cho thấy khi bay tốt, một chiếc MiG-23MLD cũng có thể đạt được tỷ lệ hạ đối phương tốt khi tập trận với MiG-29 trong các trận không chiến giả, khi sử dụng chiến thuật bắn và chạy và không lôi kéo những chiếc MiG-19 vào hỗn chiến. Thông thường những chiếc MiG-23MLD gây chiến được sơn hàm cá mập ở mũi, và nhiều được điều khiển bởi nhiều phi công kỳ cựu trong chiến tranh Xô viết-Afghan. Vào cuối thập niên 1980, mhững chiếc MiG-23 gây chiến bị MiG-29 thay thế, và những chiếc MiG-29 này cũng sơn hàm cá mập ở mũi.

Kiểm tra hiệu suất

MiG-23 với 6 giá treo tên lửa R-23 và R-60

Rất nhiều quốc gia thù địch và bạn hàng của Liên Xô mong muốn có cơ hội được đánh giá hiệu suất của MiG-23. Vào năm 1970, sau một cuộc tổ chức lại xã hội bởi những người đứng đầu Ai Cập, Ai Cập đã cung cấp cho Hoa Kỳ một số máy bay MiG-23MS của mình và Hoa Kỳ cũng nhận được MiG-23 từ Trung Quốc trong một cuộc trao đổi vũ khí. Những chiếc MiG-23MS đã giúp Trung Quốc phát triển loại Shenyang J-8II, loại máy bay này của Trung Quốc có vài chi tiết vay mượn của MiG-23, đó là bộ phận giữ thăng bằng và khe hút không khí. Tại Mỹ, những chiếc MiG-23MS và những phiên bản khác thu được sau khi nước Đức hợp nhất đã giúp cho các nhà khoa học đánh giá được chương trình vũ khí của quân đội Liên Xô. Phi công Hà Lan Leon Van Maurer, người có hơn 1200 giờ bay với F-16, đã bay với chiếc MiG-23ML Flogger-G tại căn cứ không quân ở Đức và Hoa Kỳ trong các trận chiến giả khi MiG-23ML được trang bị vũ khí của Liên Xô. Leon Van Maurer đã nhận xét MiG-23ML tỏ ra ưu việt hơn hẳn những phiên bản đầu của F-16 trong thao tác bay, và hệ thống không chiến ngoài tầm nhìn BVR (Beyond Visual Range).

Người Israel đã thử nghiệm một chiếc MiG-23MLD thu được của Syri và nhận thấy rằng nó có tốc độ nhanh hơn những chiếc F-16 và F/A-18.

Sau khi tìm hiểu một chiếc MiG-23 khác, người Mỹ và Israel kết luận rằng, MiG-23 ngoài một màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD, nó còn có một HUD khác hiển thị như một màn hình radar khoảng cách, cho phép phi công quan sát không giới hạn và làm việc đơn giản hơn với hệ thống rada của mình. Nét đặc trưng này cũng được lắp trên MiG-29, mặc dù trên máy bay có một màn hình CRT (màn hình ống phóng tia ca-tốt) có tác dụng như hệ thống kia. Người Israel cực kỳ ấn tượng với hệ thống này, nhưng một phi công F-16 của Mỹ lại chê bai hệ thống này dễ gây kẹt hỏng bản đồ hiển thị trên màn hình HUD.

Ngoài sự đào ngũ của một phi công Syri lái MiG-23 tới Hy Lạp năm 1981, còn có một phi công Cuba đã lái chiếc MiG-23BN tới Mỹ năm 1991. Trong cả hai trường hợp, những chiếc máy bay đều bị trả lại chậm trễ cho Syri và Cuba.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mikoyan-Gurevich MiG-23 http://www.flightglobal.com/Articles/2005/04/05/Na... http://www.youtube.com/watch?v=5BtwZi883kc http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/mig-23... http://www.globalaircraft.org/planes/mig-23_flogge... http://www.globalsecurity.org/military/world/russi... http://www.africana.ru/konkurs/raboti/Brylevsky/An... http://www.airwar.ru/history/locwar/bv/mig23/mig23... http://www.airwar.ru/history/locwar/bv/migs/mig23.... http://commi.narod.ru/txt/2002/0801.htm http://urrib2000.narod.ru/EqMiG23-e.html